Trường mầm non An Sinh A. Gian nan công tác phổ cập Mầm non.



Gian nan vất vả đó là cảm nhận của tôi khi được tham gia cùng các cô giáo đi làm công tác phổ cập..   

 

Đúng 6h30 phút sáng thứ 7 của một ngày đầu tháng 3, trong cái rét cuối đông, chúng tôi có mặt tại điểm xuất phát Trung tâm thôn Đìa Mối. Sau khi nghe đ/c Hiệu trưởng họp phân công các điều tra viên phụ trách điều tra tại các thôn xóm rà soát điều tra và bổ sung số liệu lần 2 để  vào phiếu điều tra phổ cập giáo dục trẻ năm tuổi chuẩn bị cho việc hoàn thiệ hồ sơ cấp xã năm 2013.

Đúng giờ tất cả đều được xuất phát, Tôi được phân công theo đoàn điều tra của các thôn Thành Long - Chân Hồ - Tân Tiến. Sau khi đã chuẩn bị những đồ dùng cần thiết như cơm nắm, lương khô nước uống ...tôi cùng 2 cô giáo Bùi Thị Kết và Phạm Thị Vân lên đường.

Đoạn đường khởi đầu rất bằng phẳng và rễ đi, nhưng chưa được bao xa chúng tôi đã phải rất vất vả để điều khiển xe đi trên đường. Sau cơn mưa rừng đêm qua con đường sình lầy chơn như đổ mỡ, chúng tôi phải xuống đi bộ và rắt xe máy trên những đoạn đường sình lầy bùn trơn.  Rồi những con suối với những viên đá cuội lởm chởm, những đoạn dốc dựng đứng với phần đường đi vừa đủ bánh xe.

 


 Con đường sình lầy chơn như đổ mỡ.

Sau hơn 5 km đi bộ nhiều hơn ngồi xe chúng tôi cũng đến được thôn Chân Hồ. 

 

 

Những ngôi nhà ở thưa thớt.

       Ngôi nhà đầu tiên chúng tôi tìm đến là một ngôi nhà tranh nằm trong một khe núi giữa rừng cây xanh, rậm rạp nhưng thật không may chúng tôi chủ nhà đã đi vắng. Hai cô buồn bã nhìn ngôi nhà, chủ nhân không có ở nhà đồng nghĩa với việc các cô phải trở lại nơi này lần nữa trong một ngày rất gần. Cô Bùi Thị Kết nơi này là nơi mà Ông ngoại cô đã có thời gian cư trú ở đó nên cô hiểu được phần nào của người dân nơi đây cho hay, dân ở đây đa số đi làm rừng, họ lên rừng đốn củi hoặc phát rừng trồng cây, nhiều nhà làm rừng, lương rẫy xa họ ở lại cả ngày đến tối mới về nhà, do đó tuy thôn có mấy trục hộ gia đình thôi nhưng các cô phải vào mấy lần mới điều tra hết.

Càng đi sâu vào trong rừng các ngôi nhà càng thưa thớt, chúng tôi phải căng mắt mới nhìn thấy những ngôi nhà nằm ẩn hiện dưới những lùm cây, nhiều khi nhìn thấy nhà rồi nhưng để đi vào đến nơi cũng là một khó khăn với chúng tôi. Phải đến 10h trưa chúng tôi mới điều tra hết thôn Chân Hồ nhưng số liệu chưa đủ vì có nhiều nhà đi vắng.

           Chúng tôi tiếp tục lên đường vào thôn Tân Tiến. Con đường đi cũng không có gì tốt đẹp hơn, nhiều đoạn đường lầy lội, thụt bùn, xe không đi được nhưng trong đường rừng không có một bóng người qua lại để nhờ giúp đỡ nên chúng tôi phải tự đùn đẩy từng chiếc xe qua những đoạn đường khó khăn như thế này.

 

 

Chúng tôi phải tự đùn đẩy từng chiếc xe qua những đoạn đường thế này

Chúng tôi phải đi tiếp 12 cây số nữa để đến thôn Tân Tiến ( thôn giáp danh với thôn Vua Bà - Lục Nam - Bắc Giang). Cả thôn có hơn 50 hộ khẩu nhưng có nhiều hộ đã đi các thôn khác tạm trú để làm kinh tế do vậy cũng là một khó khăn rất lớn cho công tác phổ cập.

 

 

Đường vào thôn Tân Tiến là những đoạn dốc dựng đứng chênh vênh.


         Và khủng khiếp, sợ hãi một con đường.

 

   Đường vào đến  thôn Tân Tiến chúng tôi phải qua 12 con suối như thế này


Những con suối với những viên đá cuội lởm chởm,

 

Thôn Tân Tiến Đây rồi sau 12 con suối.

Đã qua trưa, chúng tôi đành ngậm ngùi ngồi nghỉ bên ven đường ăn tạm chút cơm lắm và lương khô cho ấm bụng để tiếp tục công việc của buổi chiều.

Khi bống tối đã lờ mờ bao trùm xuống khoảng không, chúng tôi mới trở về đúng điểm xuất phát, nhớ lại chặng đường vừa qua tôi mới thấy hết sự vất vả của các cô giáo không chỉ ở điểm trường này mà còn rất nhiều những điểm trường khác khi vừa phải làm công tác giảng dạy vừa phải làm công tác phổ cập, chắc chắn sẽ còn nhiều những chuyến đi như vậy nữa trong những năm tiếp theo.

 

 

Hướng dẫn chủ hộ ký phiếu điều tra.

        Có một điều vui mừng với chúng tôi đó là khi đến điều tra những trẻ trong độ tuổi 5- 6 tuổi đều được gia đình bỏ thời gian đưa đón con đi học, hoặc gửi con đến người thân để các cháu có điều kiện đi học, điều này đã làm nâng tỷ lệ trẻ hoàn thành chương trình giáo dục mầm non của xã đạt 100% và giúp cho công tác phổ cập của xã An Sinh đạt kết quả cao trong những năm qua và Có một điều vui mừng với chúng tôi đó là  năm học 2013 này sẽ được tiếp tục công nhận Phổ cập MN 5 tuổi trong đó có một phần lỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, sự vào cuộc của Đảng, Chính quyền địa phương, các tổ chức xã hôi, nhân dân nơi đây. Đó là niềm vui và cũng là nhiệm vụ trọng trách của mỗi cán bộ, giáo viên nhân viên trường MN An Sinh A nói riêng và cán bộ giáo viên MN trong huyện Đông Triều nói chung.


CTV: Thu Hạnh.



Mới nhất