Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2015 - 2016


PHÒNG GD & ĐT ĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG MN AN SINH A

 

 
   

Số: 85a/KH-MN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
   

 An Sinh, ngày 15 tháng 09 năm 2015.

 

 

KẾ HOẠCH

Công tác kiểm tra nội bộ năm học 2015 - 2016.

__________________________

 

                 I. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ

              Thực hiện Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ GD-ĐT Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục; Chỉ thị số 3131/CT-BGDĐT ngày 25/8/2015 của Bộ GD-ĐT về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

              Căn cứ Công văn số 4904 /BGDĐT-TTr ngày 10/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra;

              Căn cứ công văn số 2083/SGDĐT-GDMN, ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo – GDMN  về "Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2015 – 2016";

               Căn cứ công văn số 1284/ UBND ngày 27/8/2015 của Ủy ban nhân dân thị xã Đông Triều về việc thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016;

              Căn cứ công văn số 611/PGDĐT - GDMN ngày 09/09/2015 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Đông Triều về việc "Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2015 – 2016";

              Căn cứ  vào tình hình thực tế của địa phương, đơn vị. Trường MN An Sinh A  xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2015- 2016 như sau:

              II. Mục đích, yêu cầu:

           1. Công tác kiểm tra nội bộ là hoạt động thường xuyên của nhà trường, là chức năng thiết yếu của công tác quản lý, giúp thủ trưởng đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ, tìm ra những giải pháp, biện pháp để đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh đối tượng kiểm tra góp phần hoàn thiện, củng cố, phát triển nhà trường.

            2. Công tác kiểm tra nội bộ phải đảm bảo tính toàn diện, trực tiếp các nội dung và đối tượng trong nhà trường. Đối với GV, thông qua việc kiểm tra, nhà trường đánh giá được thực trạng năng lực của mỗi cá nhân từ đó tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ đội ngũ từng bước hoàn thiện năng lực sư phạm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thông qua việc kiểm tra các nội dung, đối chiếu với các quy định để thủ trưởng đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ, từ đó điều chỉnh kế hoạch, tư vấn, thúc đẩy cá nhân, tập thể tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao. Thủ trưởng tự kiểm tra và điều chỉnh quá trình công tác góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao của nhà trường.

            3. Công tác kiểm tra nội bộ được thực hiện trên nguyên tắc: Thủ trưởng vừa là chủ thể kiểm tra, vừa là đối tượng kiểm tra.

          + Chủ thể kiểm tra của HT là kiểm tra toàn bộ cấp dưới của mình ( Từ HP – GVNV) về chuyên môn, toàn diện, sở trường, đột xuất, báo trước…

          + Đối tượng kiểm tra là Hiệu trưởng tự kiểm tra công tác quản lý của HT như: XD kế hoạch, phân công, sử dụng đội ngũ. Công tác kiểm tra nội bộ trường học. Chỉ đạo công tác VT-HC, tài chính, CSVC. Chế độ chính sách nhà giáo. Công tác tham mưu, XHHGD, Quản lý tiếp nhận học sinh. ….

            4. Công tác kiểm tra nội bộ trước hết là công tác tự kiểm tra của các cá nhân, tổ chức, toàn thể trong đơn vị về thực hiện nhiệm vụ được phân công, các loại hồ sơ sổ sách theo quy định để tự điều chỉnh , hoàn thiện cá nhân và tổ chức của mình.

           5. Tất cả các nội dung kiểm tra nội bộ điều được lập biên bản, có chữ ký của người kiểm tra và đối tượng được kiểm tra. Hồ sơ sổ sách về công tác kiểm tra được bảo quản, lưu giữ cẩn thận theo quy định của điều lệ, quy chế.

            III. NHIỆM VỤ CHUNG

         1. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật Thanh tra 2010, Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2011, Luật Phòng chống tham nhũng và các văn bản pháp luật về công tác thanh tra. Tập trung chỉ đạo, triển khai công tác thanh tra, tự kiểm tra trong nhà trường.

         2. Tiếp tục kiện toàn tổ chức,  bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng ban chuyên môn nhà trường.

           3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động tự kiểm tra hành chính và kiểm tra chuyên ngành ở nhà trường, chú trọng kiểm tra các nội dung có dấu hiệu vi phạm pháp luật và các vấn đề bức xúc trong giáo dục và đào tạo mà xã hội quan tâm.

             IV. Nhiệm vụ cụ thể:

            1. Công tác tổ chức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

            - Kiểm tra, ổn định đội ngũ công tác kiểm tra nội bộ: bồi dưỡng đội ngũ kiểm tra nắm chắc được mục tiêu, nội dung thực hiện chương trình giáo dục mầm non, thiết bị và phương pháp  giảng dạy ở các lớp trong nhà trường. Kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên trong nhà trường.

          - Tổ chức cho ban kiểm tra nội bộ của nhà trường được bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ về hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo.

            Kiện toàn tổ chức: thành lập ban chuyên môn gồm HT, Phó HT, CTCĐ, Trưởng ban thanh tra nhân dân, các Tổ trưởng,  Thư ký hội đồng (Có quyết định kèm theo); đảm bảo là những cán bộ, giáo viên có kinh nghiệm quản lý, năng lực chuyên môn, có phẩm chất, uy tín để thực hiện tốt nhiệm vụ tự kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn 07/2004/TT - BGD&ĐT và các văn bản về thanh tra của các cấp chỉ đạo.

               Tập huấn công tác tự kiểm tra nội bộ nhà trường cho ban chuyên môn và 100% giáo viên trong nhà trường để giáo viên nắm vững mục đích yêu cầu của công tác kiểm tra nội bộ trường học.

                 2. Phân công nhiệm vụ cụ thể:

TT

Họ và tên

Chức vụ

Hệ đào tạo

Năm vào ngành

Phụ trách

1

Ngô Thị Sửu

Hiệu trưởng

Đại học

1999

Trưởng ban

 

2

Vũ Thị Khích

Chủ tịch Công đoàn

Cao đẳng

1989

Phó ban

3

Đỗ Thị Chính

Phó HT - Phụ Trách CM

Đại học

 

Phó ban

4

Cao Thị Mơ

Phó HT – Phụ trách nuôi dưỡng

Đại học

2000

Phó ban

5

Lê Thị Thủy

GV- TTCM

Cao đẳng

2000

ỦY viên

6

Phạm Thị Thu Hạnh

GV- TTCM

Đại học

2006

ỦY viên

7

Phạm Thị Vân

GV - TBTTND

Cao đẳng

2006

ỦY viên

8

Phạm Thị  Quyên

GV - TTCM

Đại học

2009

 

 

9

Vũ Thị Nhu

GV - TTCM

Cao đẳng

2004

ỦY viên

 

               V- CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA

               1. Kiểm tra toàn diện

​               1.1. Tự kiểm tra của HT:

                Hiệu trưởng tự kiểm tra công tác quản lý của HT như: XD kế hoạch, phân công, sử dụng đội ngũ. Công tác kiểm tra nội bộ trường học. Chỉ đạo công tác VT-HC, tài chính, CSVC. Chế độ chính sách nhà giáo. Công tác tham mưu, XHHGD, Quản lý, sử dụng CBGVNV, công tác thi đua khen thuwowngrkyr luật CBGVNV, quản lý  tiếp nhận học sinh, công tác bồi dưỡng quán triệt tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, các văn bản Chỉ thị Nghị quyết của cấp trên….

                1.2. Kiểm tra toàn diện đối với Phó HT:

                - Kiểm tra hồ sơ  chỉ đạo chuyên môn theo quy đinh ( Kế hoạch, báo cáo của CSVC, chuyên môn, CNTT, Phổ cập,   nuôi dưỡng, thực đơn, khẩu phần, Giáo dục, kế hoạch tổ chức các hội thi GV,NV cấp trường…) .

                 - Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công việc do Hiệu trưởng phân công.

                 - Kiểm tra kết quả việc chỉ đạo phụ trách điểm trường.

                1.3. Kiểm tra toàn diện đối với giáo viên:

                - Kiểm tra hồ sơ học sinh ( Đơn, GKS, Sổ hộ khẩu phô tô),  các hồ sơ diện chính sách...

              - Kiểm tra  công tác Điều tra Phổ cập, tỷ lệ huy động trẻ, tỷ lệ chuyên cần. (Phiếu điều tra, các minh chứng, tỷ lệ huy động, tỷ lệ chuyên cần, tỷ lệ trẻ ăn bán trú, đánh giá xếp loại trẻ…)

                - Kiểm tra hồ sơ sổ sách giáo viên: ( Đầy đủ các loại sổ theo quy định).

            - Kiểm tra Hoạt động sư phạm của giáo viên:  (Thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy, Tiết dạy, bài soạn, hoạt động góc, ngoài trời, trò chơi, ăn, ngủ, nêu gương cắm cờ, phát thanh mẫu giáo, ứng dụng CNTT….)

             - Kiểm tra việc tổ chức ăn bán trú: ( Báo ăn, VS lớp học, phòng ngủ, kho chứa, vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, trang trí sắp xếp lớp học, chấm kênh biểu đồ…)

             - Kiểm tra việc tham gia sinh hoạt chuyên môn tại tổ, khối, mảng…(Nội dung sinh hoạt, ý kiến cải tiến sáng tạo để xây dựng chuyên môn…

                - Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch và việc thực hiện nghị quyết văn bản chỉ đạo của cấp trên ngành dọc, đơn vị ( Xây dựng kế hoạch cho nhóm lớp dựa trên văn bản chỉ đạo xuyên suốt từ ngành dọc -> HT – HP –> TTCM - > GV và thực hiện các văn bản chỉ đạo và nghị quyết đề ra).

               - Kiểm tra công tác GD kỹ năng sống, giao tiếp ứng sử, nề nếp – GDVSMT- GDATGT, tiết kiệm điện nước...

            -  Kiểm tra việc nhận thức của trẻ bằng cách đàm thoại với trẻ, qua nhận thức của tiết học, qua các hoạt động trẻ trải nghiệm

              - Kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị bàn ghế, đồ dùng dạy học, đồ dùng đồ chơi lớp học ( Bảo quản, sắp xếp khoa học, vào sổ theo dõi…).

                1.4. Kiểm tra toàn diện đối với nhân viên Văn thư – Hành chính:

              - Kiểm tra công tác bảo quản thiết bị VPP, sách báo, sổ Nghị quyết, danh bộ..

                - Kiểm tra việc  Lưu trữ hồ sơ nhân sự trên phần mềm, hồ sơ thi đua, nội dung tin bài, hình ảnh minh họa tin bài, hình ảnh tư liệu…

                 - Kiểm tra hệ thống sổ sách công văn đến, đi.

                 - Kiểm tra việc trình bày thể thức  soạn thảo văn bản, lưu văn bản.

                 - Kiểm tra việc quản lý sắp xếp bố trí  thiệt bị văn phòng, CSVC văn phòng, vệ sinh phòng làm việc, văn HT, hội trường khi họp….

                 1.5. Kiểm tra toàn diện đối với nhân viên Y tế:

                - Kiểm tra hồ sơ sổ sách của y tế theo quy định. ( Sổ xuất nhập thuốc, theo dõi trẻ ốm, các kế hoạch, sổ kiểm tra 3 bước ATTP, Sổ lưu mẫu thức ăn.

                - Kiểm tra việc giao nhận thực phẩm, lưu mẫu thức ăn.

                - Kiểm tra việc cân khám sức khỏe vào kênh biểu đồ.

                - Kiểm tra tủ thuốc ( Vệ sinh MT, thống kê thuốc)

                - Kiểm tra việc quản lý sức khỏe học sinh.

               1.6. Kiểm tra toàn diện đối với nhân viên KT:

             - Kiểm tra việc ghi chép trên chứng từ, trên sổ kế toán, trên báo cáo tài chính,

                 - Kiểm tra việc thu chi các nguồn ngân sách, học phí, bán trú…

              -  Kiểm tra việc chấp hành các thể lệ, chế độ, nguyên tắc tài chính và thu nộp ngân sách.

             - Kiểm tra việc chi trả lương, phụ cấp, thâm niên, ưu đãi, bảo hiểm, thai sản,  thêm giờ ….cho CBGVNV.

                - Kiểm tra tiến độ việc chấp hành công việc do Hiệu trưởng phân công và giao nhiệm vụ.

                 1.7. Kiểm tra toàn diện đối với nhân cấp dưỡng:

                  - Kiểm tra việc ký kết giao nhận thực phẩm.

                  - Kiểm tra việc lưu mẫu thức ăn.

               - Kiểm tra việc thực hiện các nội quy của nhà bếp ( Mũ, găng tay, cạp rề, khẩu trang….).

                  - Kiểm tra các quy trình chế biến thực phẩm.

                  - Kiểm tra việc chia khẩu phần thức ăn cho các nhóm lớp.

                  - Kiểm tra việc vệ sinh thiết bị dụng cụ nhà bếp, VSMT bếp ăn…

                  2. Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên:

                - Việc ứng dụng lớp học thông minh, ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.

                  - Kiểm tra việc thực hiện quy định về hồ sơ sổ sách chuyên môn của giáo viên.

               - Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn và nội quy và quy chế của nhà trường thường xuyên, đột xuất, định kỳ.

                  - Kiểm tra dự giờ các tiết dạy, hoạt động trong ngày…

                  - Kiểm tra việc thực hiện tựu BDTX  giáo viên mầm non.  

                  3. Kiểm  tra chuyên đề:

                  - Kiểm tra việc đánh giá kết quả chất lượng trẻ ở lớp sau hội thi liên hoan văn nghệ, hội thi" Bé khỏe đẹp thông minh nhaanh trí " cấp trường.

                 - Kiểm tra kết quả việc "Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh" qua việc làm cụ thể đã được gắn với nhiệm vụ được giao.

                  VI. HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NÔI BỘ CỦA NHÀ TRƯỜNG

                  1.  Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ :

                - Căn cứ vào nhiệm vụ trọng tâm năm học của Bộ GD, Sở GD, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Đông Triều.

            - Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ năm học 2015-2016 và tình hình thực tế của nhà trường để xây dựng kế hoạch kiểm tra  nội bộ niêm yết công  khai đến tất cả CBGVNV được biết.

                   3.2. Nguyên tắc:

                 - Nhà trường báo trước  3- 5 ngày hoặc 1  tuần đối với giáo viên, nhân viên  kiểm tra toàn diện.  kiểm tra đột xuất không báo trước.

                    - Kiểm tra có đầy đủ ban kiểm tra, đảm bảo công  khai, dân chủ, kịp thời.

               - Kiểm tra phải chính xác, khách quan. Thường xuyên, kịp thời, có hiệu quả.  Đánh giá xếp loại theo đúng hướng dẫn quy định.

                   3.3. Định mức:

                - Kiểm tra toàn diện …. đ/c HP. ….đ/c GV …đ/c Nv. Còn lại nhà trường kiểm tra chuyên môn, tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp,

                 - Kiểm tra đột xuất đối với CBGVNV  có biểu hiện không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có biểu hiện vi phạm quy chế chuyên môn, đạo đức, nhân cách, ý thức ...

                     VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN :

                     4.1.  Xây dựng kế hoạch:

                     - Hiệu trưởng lập kế hoạch kiểm tra nội bộ niêm yết công khai kế hoạch kiểm tra nội bộ trước toàn trường (cá nhân được kiểm tra toàn diện theo kế hoạch được báo trước 1 tuần)

                     4.2.  Thực hiện kế hoạch:

                   - Các đồng chí làm công tác kiểm tra nội bộ của nhà trường cần được ưu tiên thời gian và điều kiện.

                  -  Trong quá trình kiểm tra giải quyết vụ việc phải dựa vào các văn bản pháp quy hiện hành để xem xét đối chiếu thực tế, phát hiện đúng sai để đánh giá, đề xuất, kiến nghị. Tất cả đều được lập biên bản và lưu hồ sơ.

                     4.3. Phương pháp tiến hành:

                      - Phương pháp quan sát

                      - Phương pháp phân tích tài liệu.

                      - Phương pháp tác động trực tiếp đối tượng.

                       - Phương pháp tham dự các hoạt động cụ thể.

4.4. Hình thức kiểm tra

 - Theo thời gian:

+ Kiểm tra đột xuất.

+ Kiểm tra định kỳ.

- Theo nội dung:

+ Kiểm tra toàn diện theo kế hoạch.

+ Kiểm tra hoạt động sư phạm theo kế hoạch

+ Kiểm tra chuyên đề theo kế hoạch.

- Theo phương pháp:

+ Kiểm tra trực tiếp

+ Kiểm tra gián tiếp.

- Theo số lượng của đối tượng kiểm tra:

+ Kiểm tra toàn bộ. VD Tất cả các đối tượng

+ Kiểm tra lựa chọn ( cá nhân, bộ phận).

- Ngoài ra còn kiểm tra lường trước.

- Kiểm tra đồng thời.

- Kiểm tra phản hồi.

4.5. Tổ chức thực hiện:

                         - Thông qua kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học ở HĐGD họp HĐGV đầu năm học.

                       - Trong quá trình kiểm tra nếu có điều gì vướng mắc cần báo cáo với trưởng ban để giải quyết.

                        - Kết quả kiểm tra sẽ được dùng để đánh giá CBGVNV  hàng năm, xét khen thưởng, kỷ luật, nâng lương theo quy định về thi đua khen thưởng của nhà trường.

                       Trên đây là những nội dung cơ bản  trong công tác kiểm tra nội bộ năm học 2015 – 2016 của Trường mầm non An Sinh A.  Ban kiểm tra nội bộ nhà trường tăng cường chỉ đạo tổ chức thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra nội bộ góp phần vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 đã đề ra.

 

 

 

 

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT ( để báo cáo );

- Ban chuyên môn (để thực hiện);

- Cac đ/c CBGVNV,

- Cổng TTĐT trường

- Lưu VT./.

 

HIỆU TRƯỞNG

 

                                ( Đã ký)

 

Ngô Thị Sửu


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu